Với các giải pháp thực hiện giảm nghèo, trong năm 2022, huyện Đam đã triển khai đồng bộ các chương trình giảm nghèo gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả nổi bật: Trong năm, huyện đã cấp 41.286 thẻ BHYT cho các đối tượng nghèo, giải quyết cho 10.223 lượt hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi với số tiền gần 150 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng 111 căn nhà ở cho hộ nghèo với tổng kinh phí nhà ở 5.545.000.000 đồng. Hỗ trợ kinh phí học phí học tập cho 15 học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở GDNN, THCN, Cao đẳng, Đại học với số tiền 100,96 triệu đồng (theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP). Hỗ trợ chi phí học tập cho 6.411 học sinh các cấp với kinh phí 4.605, 5 triệu đồng, trong đó: Bậc Mầm non: 1.744 cháu/1.306,2 triệu đồng; Bậc Tiểu học: 3.529 học sinh/2.439,1 triệu đồng; Bậc THCS: 1.147 học sinh/860,2 triệu đồng (theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP). Hỗ trợ kinh phí trợ cấp xã hội cho 104 học sinh, sinh viên người DTTS đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề công lập trong và ngoài tỉnh với kinh phí 260,6 triệu đồng (theo Quyết định 64/QĐ – UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng). Số hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện theo Quyết định 268/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là Hỗ cho 2.130 hộ nghèo, kinh phí 1.252,4 triệu đồng.Triển khai Đề án hỗ trợ sinh kế cho 268 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 04 xã đặc biệt khó khăn: Đạ Tông, Đạ Long, Đạ Mrông và xã Liêng Srônh với kinh phí hỗ trợ là 4.000 triệu đồng (mỗi xã 1.000 triệu đồng) từ nguồn “Quỹ vì người nghèo” của Ban vận động MTTQ VN tỉnh Lâm Đồng. Triển khai Đề án hỗ trợ sản xuất năm 2022 cho 247 hộ nghèo trên địa bàn 08 xã với kinh phí 5.000 triệu đồng, từ nguồn NSNN theo Quyết định 1927/QĐ UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng...Tổng vốn chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS & MN được phân bổ năm 2022 là: 54.192 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 47.124 triệu đồng, ngân sách địa phương là 7.068 triệu đồng; đến nay đã giải ngân được 34.430 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương là 29.901 triệu đồng, ngân sách địa phương là 4.529 triệu đồng, đạt 63,53%; ngân sách đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 và trả lại ngân sách Nhà nước là 19.762 triệu, trong đó ngân sách Trung ương là 17.223 triệu đồng, ngân sách địa phương là 2.540 triệu đồng. Nhờ đó, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đã đạt hiệu quả tích cực. Theo kết quả rà soát hộ nghèo cuối năm 2022, toàn huyện còn 1.019 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,9% (giảm 7,9% so với cuối năm 2021 và vượt 5,6% so với chỉ tiêu đề ra là 2 - 2,3%); trong đó hộ nghèo là người đồng bào DTTS còn 993 hộ, chiếm tỷ lệ 11,73% (giảm 12,26% so với cuối năm 2021 và vượt 9,26% so với chỉ tiêu đề ra là 3%);
Đồng chí Nguyễn Văn Lộc - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Hội nghị đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chương trình giảm nghèo năm 2023: giảm tỷ lệ nghèo đa chiều từ 5%, trong đó hộ nghèo giảm từ 2%; hộ cận nghèo giảm từ 3% (chỉ tiêu của Nghị quyết 08-NQ/HU: Giảm tỷ lệ nghèo đa chiều từ 4-5%, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5-2%, giảm tỷ lệ hộ cận nghèo từ 2,5-3%), cụ thể: hộ nghèo giảm 298 hộ, hộ cận nghèo giảm: 442 hộ. Tập trung nguồn lực hỗ trợ 02 xã Đạ Tông, Đạ Mrông để cuối năm 2023 tỷ lệ nghèo đa chiều còn dưới 12% đạt chỉ tiêu giảm nghèo nông thôn mới. Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo được tiếp cận các dịch vụ cơ bản, được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh và thụ hưởng đầy đủ, kịp thời các chính sách theo quy định. Hỗ trợ xây dựng từ 110 -130 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa. 100% người trong độ tuổi lao động của hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu học nghề được hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn và định hướng nghề nghiệp, được ưu tiên giới thiệu việc làm để có việc làm ổn định, tăng thu nhập.
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Lộc - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đã phát biểu chỉ đạo, gợi ý một số vấn đề quan trọng cần giải quyết mà địa phương quan tâm thực hiện trong thời gian tới. Hội nghị đã tập trung thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các phương án, cách làm hay, hiệu quả trong thực hiện các chương trình, mô hình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững năm 2023 và giai đoạn 2023-2025. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, phân công trách nhiệm, cam kết thực hiện đối với từng cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ trong thực hiện công tác giảm nghèo năm 2023.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trương Hữu Đồng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Các ban, ngành đoàn thể cần tiếp tục tăng cường công tác truyên truyền, vận động người dân xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại, tích cực lao động sản xuất, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã cần triển khai thực hiện đồng loạt các nhiệm vụ trên các lĩnh vực phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, công tác giảm nghèo và triển khai các mô hình kinh tế hiệu quả; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nhất là người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật. Đổi mới phương pháp quản lý, điều hành; nâng cao chất lượng công tác tham mưu, đề xuất của các cơ quan quản lý nhà nước về giảm nghèo, theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý, tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo; sự biến động tăng, giảm hộ nghèo, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo cơ sở; thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng nhằm biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, tập thể, cá nhân gương mẫu trong thực hiện công tác giảm nghèo, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả tổ chức triển khai công tác giảm nghèo.
Ban Dân vận Huyện ủy