.
Đam Rông từng bước tháo gỡ để quyết tâm thực hiện công tác chuyển đổi số In trang
12/01/2023 04:23 CH

Nhìn lại năm 2022, sau nhiều nỗ lực, công tác chuyển đổi số của Đam Rông đã có những chuyển biến nhất định. Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, các đơn vị thường xuyên tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành và địa phương.

Hạ tầng thông tin và truyền thông được đầu tư hoàn thiện là cơ sở quan trọng để huyện Đam Rông thực hiện chuyển đổi số
Hạ tầng thông tin và truyền thông được đầu tư hoàn thiện là cơ sở quan trọng để huyện Đam Rông thực hiện chuyển đổi số

Đến nay, 100% xã có điểm phục vụ bưu chính. 100% các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã đã thực hiện chuyển giao tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. 100% xã đã được phủ sóng mạng băng rộng cáp quang, mạng di động 3G, 4G. Thiết lập hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) đồng bộ, thống nhất sử dụng chung. 100% cơ quan hành chính nhà nước từ huyện đến cơ sở có hạ tầng đảm bảo công tác quản lý và điều hành qua môi trường mạng. 

Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” được triển khai hiệu quả. Công an huyện Đam Rông thường xuyên tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư các thông tin y tế, bảo hiểm xã hội,… phục vụ phát triển, hoàn thiện và triển khai hiệu quả ứng dụng di động công dân số từ VNEID. Huyện Đam Rông cũng đã triển khai thu nhận hồ sơ căn cước công dân kèm cấp mã định danh điện tử cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc đã kết nối, đồng bộ số lượng hồ sơ từ phần mềm của Bộ Tư pháp sang phần mềm một cửa điện tử Igate. 

Các nền tảng số đã và đang triển khai trên địa bàn huyện Đam Rông như nền tảng họp trực tuyến; nền tảng hóa đơn điện tử (ngành Thuế); nền tảng Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục đang phát huy hiệu quả rõ rệt. Ông Âu Văn Nghị - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đam Rông khẳng định “Việc thực hiện các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số như ứng dụng các phần mềm Vnedu; phần mềm TEMIS để tập huấn, bồi dưỡng, đánh giá chuẩn nghề nghiệp cán bộ giáo viên… đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn”.

Ứng dụng công nghệ thông tin được kết nối đồng bộ từ huyện đến cơ sở. Không chỉ gói gọn trong cơ quan nhà nước, hiện, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã sử dụng nền tảng số trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn sử dụng các dịch vụ, ứng dụng của mạng xã hội để phục vụ các hoạt động nghiệp vụ, sản xuất, kinh doanh (như zalopay, zaloconnect, zaloshop, zaloAds, Facebook...). Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%. Đam Rông hiện có 6 doanh nghiệp với 6 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng đạt từ 3 sao trở lên đăng tải sản phẩm OCOP lên mục sản phẩm OCOP của trang postmart.vn và mục loại sản phẩm OCOP của trang voso.vn gồm: trà dây leo, mắc ca, cà phê, chuối la ba, sầu riêng, dứa.

8/8 xã đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã. Đối với tổ công nghệ số cộng đồng thôn đã thành lập 6/53 (đạt 11,3%).

• TẠO ĐÀ CHO NĂM 2023

Những chuyển biến tích cực trong năm 2022 là kết quả nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị huyện Đam Rông. Đó là những dấu ấn để tạo đà cho huyện khó tiếp tục thực hiện các mục tiêu tiếp theo trong hành trình chuyển đổi số. Song không chỉ nhìn nhận những thành tựu, huyện Đam Rông cũng chú trọng phân tích những vấn đề còn đặt ra để thực hiện các giải pháp khắc phục.

Ông Trương Hữu Đồng - Chủ tịch UBND huyện Đam Rông chỉ rõ những vấn đề còn hạn chế của địa phương trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số như: Hạ tầng kỹ thuật CNTT triển khai các giải pháp tích hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển chính quyền số, chuyển đổi số chưa được đầu tư đồng bộ. Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động. Trình độ tin học, khả năng sử dụng máy tính của một số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn hạn chế. Việc phổ cập điện thoại thông minh đến người dân tại các khu vực nông thôn, khu vực vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Dữ liệu số chưa được tạo lập toàn diện; hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương các năm trở về trước chưa được số hóa kịp thời, đồng bộ. Người dân, doanh nghiệp còn e ngại khi tiếp cận, sử dụng các công cụ công nghệ số trong giao dịch với cơ quan nhà nước. Hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng chưa được phát huy hiệu quả cao nhất.

Bước vào năm 2023, huyện Đam Rông xác định mục tiêu: Trên 60% và phấn đấu 70% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình. Tối thiểu 50% và phấn đấu 60% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến. Tối thiểu 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước). 50% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 60% hộ gia đình, 100% xã. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%. Phấn đấu tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt 20% trở lên. Tỷ lệ dân số trưởng thành sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số cá nhân đạt 10% trở lên. Tỷ lệ hộ dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%.


Để thực hiện mục tiêu trên, ngay từ đầu năm, huyện Đam Rông đã đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút nguồn lực CNTT. Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đầu tư phát triển các nền tảng, các sản phẩm nội dung số thương hiệu Việt.

VPHU

Lượt xem: 182
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 002413270
  •  Đang online: 233
  •  Trong tuần: 20.440
  •  Trong tháng: 89.544
  •  Trong năm: 1.051.555