.
Đam Rông: Kết quả 05 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới In trang
09/07/2024 08:04 SA

Huyện Đam Rông với có 08 đơn vị hành chính cấp xã, với 53 thôn, trong đó: 6/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Dân số của huyện đến thời điểm hiện nay là 58.706 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 38.202 người, chiếm 65,07% dân số; toàn huyện có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống; huyện có 01 Làng nghề dệt thổ cẩm buôn Ka Tung, thuộc Thôn 2, xã Đạ Long được UBND tỉnh công nhận, đạt tiêu chí Làng nghề truyền thống.

Phục dựng lễ cầu mưa của người C'ho tại xã Đạ Long.jpg
Phục dựng lễ cầu mưa của người C'ho tại xã Đạ Long.jpg

Trong những năm qua, tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực trên các mặt, lĩnh vực như: Kinh tế tăng trưởng qua các năm, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, chuyển dần từ các cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao; hạ tầng cơ sở thiết yếu tiếp tục được đầu tư hoàn thiện, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng khởi sắc... Đời sống về vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; công tác y tế khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng cao; giáo dục và đào tạo đạt được nhiều thành tích, chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng lên; các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao đa dạng, phong phú tạo không khí thi đua sôi nổi, mạng lưới phủ sóng truyền thanh, truyền hình, Internet đến tận các thôn, buôn, đáp ứng thông tin nghe, nhìn, liên lạc cho nhân dân; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện thường xuyên và kịp thời. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững và ổn định…

Tuy nhiên công tác dân tộc trên địa bàn huyện còn một số khó khăn, hạn chế: Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm mạnh nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái nghèo; quy mô sản xuất nông nghiệp đa số còn nhỏ lẻ, chưa mang tính hàng hóa, kinh tế tập thể chưa phát triển hiệu quả, chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế; một số phong tục, tập quán, cách nghĩ, cách làm của một bộ phận người đồng bào dân tộc thiểu số không còn phù hợp với xã hội hiện nay; một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, chưa thực sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo...

Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2022.jpg
Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2022.jpg

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quyết liệt trong tổ chức thực hiện của chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở, việc triển khai thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới” trên địa bàn huyện Đam Rông có nhiều chuyến biến tích cực. Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành văn bản Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị và các  văn bản liên quan để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời chỉ đạo UBND huyện, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện, các tổ chức cơ sở đảng ban hành văn bản triển khai, thực hiện hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương, đơn vị. Giao Ban Dân vận Huyện ủy phối hợp với UBND huyện theo dõi, tham mưu về công tác dân tộc trên địa bàn huyện. Hàng năm, thành lập đoàn kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức cơ sở đảng, cán bộ chủ chốt trên địa bàn huyện về các nội dung liên quan công tác dân vận và việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện; đã tổ chức 06 cuộc kiếm tra, giám sát đối với 12 tổ chức Đảng và 12 đồng chí cán bộ chủ chốt. Định kỳ tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, xây dựng báo cáo chuyên đề về công tác dân tộc theo quy định.

Một số kết quả cụ thể của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc huy động các nguồn lực, phát triển kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2019 - 2024:

- Tổng số vốn bố trí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021- 2024 là: 214.965 triệu đồng. Trong đó: Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển là 149.116 triệu đồng; vốn sự nghiệp thực hiện chương trình là 65.848,65 triệu đồng; vốn cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ đã thực hiện cho 278 hộ vay với tổng số tiền là 18.630 triệu đồng. Tổng dư nợ tại Phòng GD Ngân hàng CSXH huyện đến nay là 517.036,4 triệu đồng/7.679 hộ vay.

- Huyện triển khai 05 dự án ổn định dân cư gồm: Dự án ổn định dân cư thôn Đa Xế, xã Đạ M’Rông ; dự án bố trí, ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn Tiểu khu 72, xã Đạ Long; dự án sắp xếp, ổn định dân dân di cư tự do thôn Đạ M'Pô, xã Liêng Srônh; dự án sắp xếp dân di cư tự do khu vực tiểu khu 179, khu vực Tây Sơn, xã Liêng Srônh; dự án Sắp xếp dân di cư tự do tại Tiểu khu 181, xã Liêng Srônh;

- Toàn huyện hiện có 642,57 km đường bộ; giai đoạn 2019 - 5/2024, toàn huyện đã xây dựng 131 công trình đường giao thông tương đương 147,518 km, tổng mức đầu tư là: 589.343,087 triệu đồng; tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 1.670.210 triệu đồng.

 - Tổng kinh phí thực hiện trợ cấp xã hội là 87.427,9 triệu đồng/43.448 lượt đối tượng. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng nhân dịp Tết Nguyên đán với số tiền  35.766,39 triệu đồng; cấp 266.711 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng thụ hưởng theo quy định; hỗ trợ sinh kế cho 455 trường hợp với tổng kinh phí là 7.740 triệu đồng; hỗ trợ tiền điện cho 8.457 lượt hộ nghèo/ 3.122,955 triệu đồng; trợ cấp gạo cho 7.425 khẩu/111.375 kg gạo; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho: 584 hộ.

- Đến cuối năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều của huyện giảm còn 11,63% (1.701 hộ), trong đó: hộ nghèo 624 hộ, tỷ lệ 4,27%, hộ nghèo đồng bào DTTS 579 hộ, tỷ lệ 6,8% so với số hộ DTTS trên địa bàn huyện; hộ cận nghèo 1.077 hộ, tỷ lệ 7,36%, hộ cận nghèo đồng bào DTTS 962 hộ, tỷ lệ 11,30% so với số hộ DTTS trên địa bàn huyện, huyện không còn là một trong các huyện nghèo của cả nước. So với năm 2019 hộ nghèo giảm 1.941 hộ, giảm 14,95%, bình quân giảm gần 3%/năm.

- Trên địa bàn huyện hiện có 36 trường học và 01 Trung tâm GDNN - GDTX với 17.243 học sinh/518 lớp; hiện nay có 31/36 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỉ lệ 86% (tăng 14 trường đạt chuẩn so với năm 2019). Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên công tác trong ngành giáo dục là 911 người, trong đó người DTTS là 228 người, chiếm tỷ lệ 25,02%. Cuối năm 2023, Huyện được UBND tỉnh công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 và xóa mù chữ mức độ 2 (giữ nguyên kết quả như năm 2019). Tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT năm sau cao hơn năm trước thời điểm năm 2019, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT là 100% học sinh (tăng 6,7% so với năm 2019), tăng 1.204 học sinh so với năm 2019.

- Huyện đã thực hiện hỗ trợ cho 19.277 lượt học sinh với tổng số tiền là 18.717,75 triệu đồng; hỗ trợ chi phí cho học sinh mầm non theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ cho 6.403 lượt học sinh với tổng số tiền là 6.927,84 triệu đồng; chế độ theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật cho 18 lượt học sinh với 131,984 triệu đồng.

- Trên địa bàn huyện có 01 Trung tâm y tế, 02 phòng khám khu vực với 60 giường bệnh, 4/8 trạm y tế có bác sĩ, 04 trạm y tế luân phiên bác sĩ xuống hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh, 7/8 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 53 thôn có y tá thôn bản; công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được tạo điều kiện phát triển, hiện trên địa bàn có 34 cơ sở hành nghề y dược tư nhân.

- Toàn huyện có 53/53 thôn văn hóa, tăng 02 thôn so với năm 2019; 60/66 cơ quan đơn vị văn hóa, đạt 90,9%; 12.283/13.815 hộ gia đình văn hóa, đạt 88,91%, tăng 6,42% so với năm 2019; 08/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới về văn hóa. Huyện có 01 khu bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã Đạ Tông; đã tổ chức 05 lớp truyền dạy cồng chiêng từ nguồn ngân sách huyện; huyện đã tổ chức thành công Lễ hội Cồng chiêng Lần Thứ I; phục dựng và tổ chức thành công lễ hội cầu mưa ở xã Đạ Long...

- Hiện trên địa bàn huyện có 53 người có uy tín; giai đoạn từ năm 2019 đến nay, tổng kinh phí thực hiện các chế độ chính sách đối với người có uy tín là 500 triệu đồng. Giai đoạn từ năm 2019 đến nay, huyện đã chi trả chế độ trợ cấp xã hội cho 686 học sinh người dân tộc thiểu số/1.143 triệu đồng.

Như vậy sau 05 năm, diện mạo của huyện Đam Rông đã có bước thay đổi khá toàn diện, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước phát triển; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh; đồng bào các dân tộc thiểu số biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; từng bước thay đổi tập quán canh tác lạc hậu. Một bộ phận đồng bào đã biết phát huy tiềm năng và lợi thế, tập trung phát triển các mô hình kinh tế hộ gia đình. Số hộ đồng bào dân tộc làm ăn khá giỏi ngày càng tăng, góp phần tích cực vào việc thoát nghèo bền vững. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được quan tâm đầu tư, hoàn thiện, hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn được cứng hóa; tự do tín ngưỡng, tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số được đảm bảo; giáo dục và đào tạo có sự chuyển biến tiến bộ; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng, dịch bệnh được kiểm soát; chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được nâng lên; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy; khối đại đoàn kết không ngừng được củng cố, mở rộng. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh.

                                                                             Văn Cương

Lượt xem: 187
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 002061044
  •  Đang online: 106
  •  Trong tuần: 106
  •  Trong tháng: 16.534
  •  Trong năm: 699.329