Thôn Păng Pế Đơng, xã Đạ Rsal là thôn có đông bà con đồng bào dân thộc thiểu số sinh sống, đến cuối năm 2022 toàn thôn có 237 hộ/1013 nhân khẩu trong đó đồng bào dân tộc tộc thiểu số là 173hộ /750 nhân khẩu. Trong những năm qua đời sống của bà con nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hôn nghèo còn cao, thu nhập của người dân chủ yếu dựa bào cây cà phê theo phương thức canh tác củ năng suất và hiệu quả còn thấp. Nhiều diện tích đất von sông suối, đất trũng không phát huy được hiệu quả, thấy được số diện tích đó một số bà con trong thôn đã chủ động chuyển đổi diện tích cây cà phê vùng đất trũng kém hiệu quả sang trồng cây dâu nuôi tằm. Khởi đầu là chị Rơ Ông K Siêr - Chi hội phó Chi hội Phụ nữ thôn Pang Pế Dơng.
Chị em trong tổ hỗ trợ đổi công hái dâu nuôi tằm
Nhận thấy việc hoạt động của các hộ trong thôn về trồng dâu nuôi tằm còn hoạt động riêng lẻ chưa phát huy được hiệu quả Hội Liên hiệp phụ nữ xã đã vận động các chị em có trồng dâu nuôi tằm thành lập tổ để giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Vào tháng 10 năm 2020 Tổ phụ nữ giúp đỡ nhau trồng dâu nuôi tằm được thành lập với 30 thành viên, ban điều hành gồm 5 chị, tổ có quy chế hoạt động và được các chị em trong tổ tán thành. Tổ đã tích cực vận động chị, em trong thôn mạnh dạn chuyển đổi diện tích sang trồng dâu nuôi tằm, hỗ trợ nhau về kỹ thuật, ngày công … từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mô hình.
Từ những hiệu quả thực tế của việc trồng dâu nuôi tằm với giá kén ổn định, cho thu nhanh mang lại hiệu quả kinh tế ổn định các hộ gia đình trong thành viên tổ đã mạnh dạn chuyển đổi các bãi đất ven sông suối, tận dụng các vùng đất trũng không thích hợp với cây cà phê sang trồng dâu. Với diện tích đất ven suối của bà con nhân dân trong thôn còn nhiều, các thành viên trong tổ đã hỗ trợ nhau về ngày công, hỗ trợ cây dâu, lá dâu khi cần thiết, một số hộ mới nuôi chưa có kinh nghiệm các thành viên trong tổ đã hỗ trợ hướng dẫn để các hộ có đủ tự tiên để chăn nuôi, với sự giúp đỡ của hội phụ nữ xã, tổ phụ nữ giúp đỡ nhau trồng dâu nuôi tằm trong thôn được thành lập với 30 thành viên tham gia, các chị em tham gia tổ để trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong quá trình trồng dâu và nuôi tằm, như các nhóm giúp đỡ hỗ trợ công, hỗ trợ mượn dâu trong đợt nuôi. Bên cạnh đó, các thành viên của tổ thường xuyên đổi công bắt tằm, nếu nhà nào không thuê được người hoặc thiếu người thì các tổ viên cũng sẽ sẵn sàng cùng đến hỗ trợ lên né. Nắm bắt thông tin thị trường, điểm bán con giống, thu mua kén hợp lý từ đó phát huy được hiệu quả trong việc nuôi tằm. Đến nay số hộ nuôi tằm trong thôn lên trên 45 hộ từ đó tăng thu nhập ổn định cuộc sống cho bàn con trong thôn.
Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Tổ Phụ nữ giúp nhau trồng dâu nuôi tằm
Ngoài ra, để hỗ trợ các hộ có đủ khả năng về kinh tế để mua sắm dụng cụ nuôi tằm nhóm của chị Rơ Ông K Sier đã đóng giúp giúp đỡ các thành viên theo hình thức xoay vòng mỗi tháng mỗi hộ góp 1 triệu đồng cho 01 chị với 16 chị tham gia đến nay đã xoay vòng đủ cho 10 chị với số tiền 144 triệu đồng không có lãi suất.
Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Hội LHPN xã Đạ rsal cho biết: Mô hình được thành lập đã mang lại hiệu quả cao, góp phần hộ trợ chị e phụ nữ thôn phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo. Các thành viên trong tổ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trên thực tế, hỗ trợ nhau về kỹ thuật, hỗ trợ nhau về công hái dâu, đổi công, vần công giúp đem lại hiệu quả khi các hộ tranh thủ thời gian nông nhàn của nhau từ đó không phải thuê công ngoài. Từ nguồn thu từ thu kén các thành viên trong tổ đã có nguồn kinh phí để đóng góp hỗ trợ nhau bằng hình thức xoay vòng mỗi tháng góp cho 1 người nhận, không lãi suất từ đó có đủ kinh phí để mua dụng cụ nuôi tằm và chăm sóc dâu góp phần dần hình hình thành các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn huyện. Mô hình đã được Ban Thường vụ Huyện ủy công nhận là mô hình dân vận khéo năm 2022 và đã được UBND huyện khen thưởng cuối năm 2022.
Bên cạnh đó, Tổ phụ nữ giúp đỡ nhau trồng dâu nuôi tằm thường xuyên kết hợp tuyên truyền đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với cuộc vận động Xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”. Vận động các hộ gia đình đã đăng ký thực hiện các tiêu chí xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”, gia đình đạt 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” qua bình xét đã có trên 30 gia đình hội viên đạt 4 chuẩn mực. Kết hợp với các ban ngành đoàn thể thôn tuyên truyền vận động hội viên và bà con nhân dân có ý thức trong bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương, bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh, sạch đẹp, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Những năm qua, trên địa bàn huyện phong trào thi đua “Dân vận khéo” được cấp ủy và hệ thống dân vận các cấp chú trọng triển khai sâu rộng trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Đặc biệt, trên lĩnh vực kinh tế, nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến cuối năm 2022, toàn huyện Đam Rông có 88 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” được Ban Thường vụ Huyện ủy công nhận trong đó có 25 mô hình phát triển kinh tế (05 mô hình cá nhân, 20 mô hình tập thể) duy trì và phát huy hiệu quả cao.
Văn Cương