.
Đam Rông: 20 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục In trang
20/06/2024 05:11 CH

Huyện Đam Rông là huyện vùng núi, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích tự nhiên 872,57 km2, trong đó phần lớn là đất lâm nghiệp với 67.225 ha (chiếm 77%); huyện có 08 đơn vị hành chính cấp xã với 53 thôn. Dân số toàn huyện là trên 56.734 người (có tổng số 30 dân tộc anh em chung sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm 65,07%); GDP bình quân đầu người ước khoảng 70 triệu đồng/người.

ton-vinh-nha-giao-can-bo-quan-ly-giao-duc-tieu-bieu-na.jpg
ton-vinh-nha-giao-can-bo-quan-ly-giao-duc-tieu-bieu-na.jpg

Toàn Đảng bộ huyện Đam Rông có 11 Đảng bộ cơ sở, 26 chi bộ cơ sở và 123 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở; Ban Chấp hành Đảng bộ huyện hiện có 35 đồng chí; Ban Thường vụ Huyện ủy có 12 đồng chí; có 1802 đảng viên; đảng viên nữ: 685 đồng chí, chiếm 38,0 %, đảng viên là người dân tộc: 660 đồng chí, chiếm 36,6%, đảng viên là người có đạo: 520 đồng chí, chiếm 28,8 %).

Toàn huyện có 36 đơn vị trường học từ cấp Mầm non đến cấp Trung học phổ thông và 01 Trung tâm GDNN - GDTX với tổng số học sinh 17.341 học sinh/517 lớp; tổng số cán bộ quản lý, giáo viên tại các đơn vị trường học trên địa bàn huyện là 1.085 người (trong đó: cán bộ quản lý: 91 người, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn đạt: 100%, giáo viên: 899 người, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn đạt: 93,4%), có 31/36 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 86 %, trong đó có 04 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Xác định nhiệm vụ xây dựng nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành giáo dục - đào tạo huyện nhà, gần 20 năm qua dưới sự lãnh, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng các cấp, sự cố gắng nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, ngành giáo dục đã có những bước phát triển khá toàn diện cả về số lượng chất lượng, quy mô trường lớp ổn định đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của học sinh; chất lượng giáo dục ở các bậc học đạt kết quả khá tốt và duy trì ổn định; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, vững vàng về tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được tăng cường đầu tư xây mới theo hướng đạt chuẩn gắn với kế hoạch xây dựng nông thôn mới đáp ứng nhu cầu học tập của địa phương.

hoi-thi-giao-vien-gioi-cap-huyen-nam-hoc-2022-2023.jpg
hoi-thi-giao-vien-gioi-cap-huyen-nam-hoc-2022-2023.jpg

Tiếp thu tinh thần của Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư, Hướng dẫn số 01-HD/KGTW ngày 01/10/2004 của Ban Khoa giáo Trung ương và Công văn số 1383-CV/TU, ngày 21/10/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ Đam Rông đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, quán triệt Chỉ thị số 40-CT/TW đến toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường học trên địa bàn huyện tổ chức triển khai quán triệt, học tập Chỉ thị và các văn bản của Trung ương, của tỉnh và huyện đến toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên chức trong toàn ngành trên địa bàn huyện; đồng thời, lồng ghép vào trong chương trình bồi dưỡng chính trị hè hàng năm, tỷ lệ tham gia đạt trên 98%. Qua đó, góp phần trong việc bồi dưỡng lý tưởng, lập trường, đạo đức cách mạng và giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn huyện. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được đào tạo bồi dưỡng chuẩn hóa về trình độ và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới của công tác giáo dục; nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ, xây dựng con người có đủ đức, tài, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.

Kết quả 20 năm thực hiện Chỉ thị 40:

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý tại các đơn vị trường học, hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo cho cơ quan chuyên môn phối hợp rà soát thực hiện công tác quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm đảm bảo đúng quy định. Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch đào tạo trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các trường, đến nay tỷ lệ cán bộ quản lý đạt chuẩn 100%, giáo viên đạt chuẩn 93,4%. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và tài chính; giao quyền tự chủ, chủ động cho các đơn vị trường học trong quản lý tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong trường học gắn với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT, ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT về ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong những năm qua, việc triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành đã được ngành triển khai có hiệu quả, bước đầu đã xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành về giáo dục và đào tạo phục vụ thông tin quản lý giáo dục. Triển khai phần mềm quản lý trường học trực tuyến, kết nối nhà trường với phụ huynh, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử,... Tham gia các hệ thống CNTT dùng chung của ngành như: PCGD XMC, VNEDU.VN, Phần mềm quản lý tài chính, tài sản MISA, …; triển khai họp, tập huấn chuyên môn trực tuyến. Tham gia tích cực cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học, cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, cuộc thi tin học trẻ,...100% các đơn vị trường học sử dụng các phần mềm số liệu, sử dụng email để thông tin hai chiều trong công tác báo cáo, thống kê. Các đơn vị trường học đã thực hiện triển khai hệ thống trục liên thông văn bản điện tử và ký số trên hệ thống.

Ban Thường vụ Huyện uỷ chỉ đạo UBND huyện, các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các trường học trên địa bàn huyện; nhìn chung chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các trường ngày càng được chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương. Đối với đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý các trường THPT trên địa bàn huyện, trước khi xem xét bổ nhiệm, quy hoạch, luân chuyển Ban Thường vụ Huyện ủy đều cho ý kiến trước khi thực hiện theo quy định. Đến nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là 91 người (trong đó: mầm non: 24, tiểu học: 32, THCS: 22, THPT: 12, TT GDNN – GDTX: 02); đội ngũ giáo viên: giáo viên: 899 người. Nhìn chung đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo viên các trường đạt chuẩn về trình độ ngày càng tăng; cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục là những nhà giáo giỏi được bổ nhiệm, điều động sang làm công tác quản lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất, đạo đức tốt, trình độ chuyên môn sư phạm cao, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục, tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Về số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục: Năm 2024, có 252 CBQL-GV-NV (trong đó 112 đảng viên). So với năm 2004 – 2005 tăng 181 người làm việc (tăng 78 đảng viên); Bậc Tiểu học: Năm 2024, có 385 người (trong đó 185 đảng viên). So với năm 2004 – 2005 tăng 112 người làm việc (tăng 118 đảng viên); Bậc THCS: Năm 2024, có 274 giáo viên (trong đó 135 Đảng viên). So với năm 2004 – 2005 tăng 172 người làm việc (tăng 84 đảng viên); Bậc THPT: Năm 2024, có 161 người (trong đó 64 Đảng viên). Năm 2004 – 2005 trên địa bàn huyện chưa có trường THPT; chưa có Trung tâm GDNN – GDTX. Đến nay, có trường THPT và Trung tâm GDNN – GDTX.

Về số giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn: Bậc Mầm non: Năm 2024, có 210/224 CBQL, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỉ lệ 93,75%; Bậc Tiểu học: Năm 2024, có 342/359 CBQL, giáo viên đạt chuẩn chiếm tỉ lệ 95,26 %, có 03 CBQL có trình độ thạc sĩ; Bậc THCS: Năm 2024, có 214/248 CBQL, giáo viên đạt chuẩn tỷ lệ 98,79%, có 05 CBQL và 03 giáo viên có trình độ thạc sĩ; Bậc THPT: Năm 2024, có 143/143 CBQL, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tỉ lệ 100%, có 06 CBQL và 03 giáo viên có trình độ thạc sĩ; TTGDTX: Năm 2024, có 6/6 CBQL, giáo viên đạt chuẩn tỉ lệ 100%, có 02 CBQL có trình độ thạc sĩ;

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với các trường trực thuộc: Về trình độ đào tạo quản lý giáo dục: Toàn ngành có 92 người (trong đó MN: 28, TH 36, THCS 28). Về đào tạo quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Toàn ngành có 102 người (trong đó MN: 32, TH 36, THCS 34). Về đào tạo quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính: Toàn ngành có 51 người (trong đó MN: 14, TH 19, THCS 18). Về đào tạo quản lý cấp phòng: Toàn ngành có 98 người (trong đó MN: 31, TH 38, THCS 29). Bồi dưỡng lý luận chính trị: Cử tham gia bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính trị toàn ngành có 112 người (trong đó MN: 34, TH 49, THCS 29)...

Nhìn chung, qua gần 20 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, công tác xây dựng nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong toàn huyện đã có những chuyển biến tích cực. Công tác tổ chức, học tập quán triệt chỉ thị, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị đã được các cấp, các ngành triển khai nghiêm túc, hiệu quả; qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có ý thức tự giác trong việc tự đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn. Kịp thời xây dựng kế hoạch, lộ trình, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cân đối cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các bậc học cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu, tỷ lệ giáo viên đạt và vượt chuẩn cao, công tác phát triển Đảng trong trường học được chú trọng thực hiện hiệu quả. Công tác bồi dưỡng giáo viên được triển khai theo đúng quy trình, 100% giáo viên tham gia giảng dạy đều được bồi dưỡng về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy sách giáo khoa mới.

Ngành Giáo dục huyện đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của các cấp về thực hiện đổi mới nội dung, chương thình, phương pháp giáo dục phổ thông, tổ chức thực hiện bồi dưỡng thay sách. Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo viên và cán bộ quản lý; chú trọng thực hiện các giải pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời tăng cường các hoạt động thanh tra, uốn nắn, chấn chỉnh những biểu hiện tiêu cực, do đó việc chấp hành kỷ luật kỷ cương trong nhà trường thời gian qua ngày càng tốt hơn. Giám sát thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh; việc dạy thêm, học thêm; chú trọng đánh giá thực chất chất lượng giáo dục của các đơn vị; xử lý, thi hành kỉ luật nghiêm minh. Việc đánh giá xếp loại giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện theo quy chế và thực hiện thường xuyên theo từng năm học gắn với thực hiện nhiệm vụ năm học và bình xét thi đua cuối năm. Việc thực hiện các chính sách của nhà nước đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Tình hình giáo dục địa phương đã có những chuyển biến rõ nét, chất lượng đội ngũ được nâng lên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn cao, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi ngày càng nâng lên, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và giảng dạy.

Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như: Công tác quản lý, chỉ đạo có lúc còn chưa sâu sát; việc kiểm tra về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa thường xuyên.Công tác đào tạo nâng chuẩn được các đơn vị triển khai tuy nhiên còn chậm so với yêu cầu. Một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý chưa thực sự gương mẫu trong đạo đức, lối sống; còn tình trạng nhà giáo và cán bộ quản lý vi phạm phải xử lý kỷ luật như: vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm chính sách dân số…

Giải pháp trong thời gian tới:

Tiếp tục quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị, phấn đấu nâng tỷ lệ đảng viên trong các đơn vị trường học đảm bảo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); Chương trình hành động số 74-CTr/TU, ngày 11/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kế hoạch số 123-KH/HU, ngày 01/4/2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Chương trình hành động số 74-CTr/TU, ngày 11/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, gắn với việc thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 34-CT/TU, ngày 20/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về phát huy tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đội ngũ cán bộ, đảng viên, quyết tâm hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII”.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển cả về quy mô, chất lượng và cơ cấu; nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản trị nhà trường cho đội ngũ quản lý cơ sở giáo dục; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đủ số lượng, đảm bảo chất lượng.

Thường xuyên rà soát, đánh giá lại tiêu chuẩn, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý để sắp xếp, bố trí thực hiện tinh giản biên chế, đảm bảo yêu cầu đủ số lượng, đồng bộ cơ cấu, chuẩn về trình độ.

Thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, giáo viên đảm bảo công bằng, hợp lý, tránh áp lực cho giáo viên; tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào ngành giáo dục và đào tạo. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên và bảo đảm các điều kiện cho hoạt động giảng dạy.

Chú trọng xây dựng tổ chức đảng và đoàn thể trong trường học vững mạnh toàn diện; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với các tổ chức Đảng trong trường học, đẩy mạnh phát triển đảng viên trong đội ngũ giáo viên làm nòng cốt thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường.

 Kịp thời tham mưu, phối hợp thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, kịp thời khen thưởng, động viên khích lệ đối với những giáo viên và học sinh đạt thành tích cao trong giảng dạy và học tập.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời đúng đối tượng các chế độ chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện để cán bộ quản lý và giáo viên phát huy năng lực, đổi mới phương pháp dạy – học, nâng cao trình độ chuyên môn.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của các đơn vị trường học và lồng ghép gắn với các phong trào phát động thi đua của Ngành và địa phương, tiếp tục thực hiện lồng ghép thực hiện Chỉ thị số 34- CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị.

Lan Trương

Lượt xem: 159
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 002413489
  •  Đang online: 106
  •  Trong tuần: 20.659
  •  Trong tháng: 89.763
  •  Trong năm: 1.051.774