Đam Rông là huyện vùng núi, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích tự nhiên 872,57 km2; huyện có 08 đơn vị hành chính cấp xã với 53 thôn. Dân số toàn huyện trên là 56.734 người (có tổng số 30 dân tộc anh em chung sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm 65%); GRDP bình quân đầu người ước khoảng 70 triệu đồng/người.
Toàn Đảng bộ huyện Đam Rông có 11 Đảng bộ cơ sở, 26 chi bộ cơ sở và 123 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở; Ban Chấp hành Đảng bộ huyện hiện có 35 đồng chí; Ban Thường vụ Huyện ủy có 12 đồng chí; có 1802 đảng viên (trong đó Đảng viên khối xã: 1346 đồng chí, chiếm 74,7 %; Đảng viên đơn vị hành chính sự nghiệp: 456 đồng chí, chiếm 25,3 %); Đảng viên nữ: 685 đồng chí, chiếm 38,0 %, đảng viên là người dân tộc: 660 đồng chí, chiếm 36,6%, đảng viên là người có đạo: 520 đồng chí, chiếm 28,8 %).
Trong 05 năm qua, tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng bước phát triển khá toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Quốc phòng, an ninh được đảm bảo, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của huyện đạt kết quả khá toàn diện, trong đó trình độ về chuyên môn, lý luận chính trị; năng lực lãnh đạo, điều hành đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp có nhiều chuyển biến tích cực.
Thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 29-CT/TU, ngày 19/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; Ban Thường vụ Huyện uỷ đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để quán triệt, học tập và tổ chức thực hiện nghị quyết trong toàn Đảng bộ huyện. Chỉ đạo các tổ chức cơ sơ Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tổ chức quán triệt, phổ biến nội dung Nghị quyết số 32-NQ/TW, Chỉ thị số 29-CT/TU cho cán bộ, đảng viên tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình bằng nhiều hình thức phù hợp. Qua quán triệt, học tập các cấp ủy Đảng, chính quyền đã xác định rõ tầm quan trọng của việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu thực tế, quy hoạch hàng năm và giai đoạn.
{image id=1}
Ban Thường vụ Huyện uỷ đã ban hành văn bản triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU, ngày 19/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị. Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, trong đó chú trọng đào tạo lý luận chính trị cho lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện. Chỉ đạo Ban Tổ chức Huyện uỷ phối hợp Phòng Nội vụ tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hàng năm. Đồng thời, Huyện uỷ phối hợp Trường Chính trị tỉnh và với các quan, đơn vị, địa phương mở các lớp Trung cấp lý luận chính trị (hệ không tập trung) tại huyện; Ban Tuyên giáo Huyện uỷ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện và các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Huyện uỷ và các ban, ngành cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch mở các lớp sơ cấp lý luận chính trị và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề hàng năm.
Những kết quả đạt được:
Nhận thức của cấp uỷ, tổ chức Đảng, cán bộ lãnh đạo, quản lý về công tác học tập lý luận chính trị trong Đảng: Qua quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW, nhận thức của cấp uỷ, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý được nâng lên. Các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã kịp thời xây dựng kế hoạch, có lộ trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cụ thể cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền quản lý. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị; tích cực, chủ động trong tham gia học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ lý luận chính trị, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý từ huyện đến cơ sở có phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đủ sức lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại chức danh cán bộ: Đổi mới và bám sát nội dung, chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ và thực tiễn địa phương để cán bộ nắm được thông tin chính xác, kịp thời. Nội dung, chương trình hướng vào bồi dưỡng những vấn đề mới về lý luận chính trị, về chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, trang bị những kiến thức về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng xử lý tình huống, gắn với vị trí việc làm và chức trách của cán bộ. Tăng cường nội dung thực hành, thảo luận và xử lý tình huống cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện luôn đổi mới phương pháp và tính sáng tạo trong giảng dạy; từ đó, giúp người học trang bị được kiến thức, kỹ năng và có kinh nghiệm để giải quyết công việc được tốt hơn sau thời gian được bồi dưỡng, tập huấn.
Việc thực hiện chính sách về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: Việc thực hiện chính sách về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị luôn được Ban Thường vụ Huyện uỷ quan tâm chỉ đạo. Đồng thời chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy định số 208-QĐ/TW, ngày 08/11/2019 của Ban Bí thư “về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm chính trị cấp huyện”, Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW, ngày 19/5/2021 của Ban Tổ chức Trung ương, Quyết định số 883-QĐ/BTGTW, ngày 24/11/2021 của Ban Chấp hành Trung ương”; Nghị quyết số 106/2018/NQ-HĐND, ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh về quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước thuộc tỉnh Lâm Đồng…
Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: Trong 10 năm qua, từ 2014 đến nay, Trung tâm Chính trị huyện đã mở 450 lớp với tổng số 25000 lượt cán bộ, đảng viên, quần chúng được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong đó: 22 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng với hơn 2.000 học viên; 20 lớp bồi dưỡng đảng viên mới với 700 học viên; 04 lớp bồi dưỡng bí thư chi bộ với 220 học viên; 04 lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại Trung tâm Chính trị huyện với 260 học viên; 55 lớp bồi dưỡng công tác đoàn thể với 3000 hội viên, đoàn viên; 357 lớp bồi dưỡng các chương trình ngắn hạn, các chuyên đề, học tập Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng với 20.100 cán bộ, đảng viên tham gia học tập. Hầu hết cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng đã nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn công tác. Ngoài việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, hàng năm huyện đều cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo cao cấp, trung cấp lý luận chính trị để đạt chuẩn về trình độ lý luận theo quy định. Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 32- NQ/TW, huyện đã cử 46 cán bộ tham gia đào tạo cao cấp lý luận chính trị; 370 cán bộ đào tạo trung cấp lý luận chính trị, 68 cán bộ đào tạo sơ cấp lý luận chính trị…
Huyện ủy Đam Rông phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng tổ chức bế giảng trao bằng tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận chính trị khóa 91, hệ không tập trung.jpg
Công tác kiện toàn cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên và cán bộ nghiên cứu, tham mưu về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị:Thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên cấp huyện và đội ngũ giảng viên kiêm chức của Trung tâm Chính trị huyện. Lựa chọn những đồng chí lãnh đạo là trưởng, phó của các phòng, ban chuyên môn có trình độ lý luận chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, tác phong, phẩm chất đạo đức tốt, nắm vững về tình hình thời sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và thực tiễn công tác xây dựng Đảng tại địa phương, để đưa vào đội ngũ báo cáo viên và giảng viên kiêm chức cấp huyện. Ban hành Quy chế hoạt động của đội ngũ báo cáo viên; Trung tâm Chính trị huyện hiện có: Tổng số biên chế được giao năm 2024 là 03, trong đó: 01 Phó Giám đốc; 01 giảng viên chuyên trách, 01 văn thư kiêm giáo vụ - hành chính. Về trình độ chuyên môn: 03 đồng chí Đại học; về trình độ lý luận chính trị: 03 đồng chí trung cấp. Hoạt động của Trung tâm chính trị đảm bảo thông suốt, hiệu quả. Ngoài ra, đội ngũ báo cáo viên là 21 đồng chí lãnh đạo, quản lý các phòng, ban, ngành của huyện đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cơ bản đáp ứng với yêu cầu giảng dạy chuyên môn, nghiệp vụ theo từng ngành, lĩnh vực khi được phân công lên lớp...
Việc gắn công tác bồi dưỡng, đào tạo lý luận chính trị với tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý: Ban Thường vụ Huyện uỷ đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bằng nhiều hình thức đào tạo như: cử cán bộ, đảng viên tham gia các lớp đào tạo; mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn. Nhìn chung công tác đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo đúng quy trình về phân cấp quản lý cán bộ. Cán bộ lãnh đạo, quản lý được cử đi đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị đều căn cứ theo chức danh quy hoạch đã được phê duyệt, đề nghị của cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ và khả năng phấn đấu, phẩm chất đạo đức để xem xét, quyết định. Đến nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý toàn huyện có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị theo quy định.
Nhìn chung, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết 32-NQ/TW, Huyện ủy đã thường xuyên chỉ đạo Trung tâm Chính trị phối hợp với các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Huyện ủy, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, của các cơ quan, đơn vị trên địa bản huyện bám sát mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trung tâm Chính trị luôn cập nhật những kiến thức chủ trương mới kết hợp với tình hình thực tiễn của địa phương để bổ sung vào chương trình đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng tham gia học tập; phương pháp giảng dạy, soạn giảng giáo án thường xuyên được đổi mới phù hợp cho từng chức danh, đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân.
Nội dung chương trình học tập được thực hiện nghiêm túc theo quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương, đảm bảo đúng, đủ nội dung; thời gian cho từng lớp học được bố trí khoa học, hợp lý. Đa số các cơ quan, đơn vị đều tạo điều kiện để học viên tham gia các lớp học đầy đủ, học viên chấp hành tốt các nội quy, quy chế của Trung tâm chính trị huyện đề ra, cũng như nội quy, quy định lớp học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Giảng viên chuyên trách, bán chuyên trách tại trung tâm hiện có 02 đồng chí nên việc trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng chưa thực sự nhiều. Giảng viên về làm việc tại Trung tâm thời gian chưa lâu nên kinh nghiệm thực tiễn và việc vận dụng lý luận còn hạn chế, chưa được tham gia nhiều các lớp bồi dưỡng, tập huấn để học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.Công tác phối hợp của một số tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị với Trung tâm trong việc mở các lớp đôi lúc chưa chặt chẽ; việc đôn đốc, nhắc nhở học viên tham gia các lớp tại Trung tâm đôi lúc chưa kịp thời ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy.
Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới:
Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 29-CT/TU, ngày 19/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và các kế hoạch của tỉnh, của huyện về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập. Phát huy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan thông tin tuyên truyền, đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, trong công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nội dung tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân, gắn với việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, Đại hội Đảng bộ huyện huyện lần thứ XI.
Gắn việc học tập lý luận chính trị với công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ; đảm bảo 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý từ huyện đến cơ sở đều đạt chuẩn về lý luận chính trị theo quy định.
Tập trung xây dựng, củng cố, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, có bản lĩnh, lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về lý luận, có phương pháp sư phạm và am hiểu thực tiễn; từ đó, góp phần vào sự thành công của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm. Kịp thời nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách phù hợp đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới. Tiếp tục quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang, thiết bị phục vụ tốt hơn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Lan Trương