.
Kết quả 10 năm thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XI trên địa bàn huyện Đam Rông In trang
02/06/2023 02:31 CH

Góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là một trong những phương thức quan trọng để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước. Cùng với đó, Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền (gọi tắt là Quyết định 218) từ khi ra đời đã tạo ra cơ chế và những định hướng cụ thể để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đồng thời là cơ sở chính trị quan trọng cho công tác này được thực hiện một cách hiệu quả hơn trong đời sống xã hội.

Hội nghị đối thoại cấp ủy, chính quyền với nông dân
Hội nghị đối thoại cấp ủy, chính quyền với nông dân

Qua 10 năm thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Đam Rông đã triển khai khá đồng bộ, tích cực, từng bước đi vào nề nếp và dần phát huy hiệu quả. Các cấp ủy đảng tổ chức nghiêm túc việc học tập, quán triệt và ban hành văn bản để triển khai thực hiện; góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc thực hiện Quy định về tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tạo sự thống nhất về nhận thức, phương pháp, cách thức triển khai thực hiện đối với cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn huyện. MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã chủ động phối hợp tham mưu cho các cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện, tích cực tuyên truyền, phổ biến đến đoàn viên, hội viên và nhân dân. Chỉ đạo triển khai nghiêm túc, tạo bước chuyển biến trong nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội về góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Công tác phối hợp giữa với HĐND, UBND và các đơn vị liên quan trong các hoạt động ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. 

Một số kết quả nổi bật các hoạt động góp ý trong giai đoạn 2013 - 4/2023 trên địa bàn huyện:

- Góp ý thông qua việc nhận xét, đánh giá tập thể và cán bộ, đảng viên hằng năm: Đã có trên 100 lượt tập thể cấp ủy và cá nhân lãnh đạo quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý được góp ý.

- Góp ý thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp: Đã tổ chức 494 cuộc tiếp xúc cử tri trước, sau các kỳ họp Quốc hội Khóa XIV, XV, HĐND tỉnh, huyện tại 8/8 xã với 16 nghìn lượt cử tri tham gia đóng góp hơn 1000 lượt ý kiến.

Trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026: Tổ chức cho các ứng cử viên tiếp xúc với 1.300 cử tri tại 11 điểm tiếp xúc có 35 lượt ý kiến phát biểu và các xã tổ chức 51 hội nghị tiếp xúc cử tri với 3.600 cử tri tham dự có 208 lượt ý kiến phát biểu.

Hội nghị đối thoại cấp ủy, chính quyền với nông dân
Hội nghị đối thoại cấp ủy, chính quyền với nông dân

          - Góp ý qua Hội nghị đối thoại với Nhân dân: Cấp huyện đã tổ chức 10 hội nghị đối thoại với Nhân dân (7 Hội nghị của Đoàn Thanh niên, 02 Hội nghị của Hôi Phụ nữ và 01 Hội nghị  của Hội Nông dân); cấp xã đã tổ chức 42 cuộc đối thoại thoại với công dân theo thẩm quyền tổng hợp được 300 lượt ý kiến.

- Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện phối hợp với Công an huyện tổ chức được 71 diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” tại 8/8 xã trên địa bàn huyện với hơn 600 lượ ý kiến; thực hiện tốt công tác tiếp dân và phối hợp giải quyết đơn thư tố cáo của công đã tiếp nhận 79 đơn thư, khiếu nại, tố cáo; Mặt trận các xã tiếp 524 lượt công dân.

Thông qua các hoạt động góp ý các ý kiến, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội và Nhân dân đã được cấp ủy chính quyền tiếp thu, thực hiện và phản hồi thỏa đáng. Trên cơ sở đó, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã kịp thời tổng hợp, thông tin rộng rãi đến đoàn viên, hội viên và Nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận của xã hội đối với các chủ trương, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương.

Tuy vậy, quá trình thực hiện Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị cũng bộc lộ không ít hạn chế. Công tác tuyên truyền chưa được sâu rộng nên chưa phát huy cao quyền làm chủ của nhân dân, chưa lôi kéo, phát huy tổng hợp sức mạnh các tổ chức thành viên tham gia hoạt động góp ý. Về phương pháp tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thời gian qua chủ yếu MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp mới chỉ góp ý khi có yêu cầu; chủ yếu bằng văn bản; việc góp ý thường xuyên, góp ý định kỳ còn ít; chưa có nhiều ý kiến vào các chương trình, kế hoạch, đề án của cấp ủy, chính quyền địa phương. Việc tham gia góp ý, nhất là đối cá nhân đảng viên, cán bộ, công chức đảng viên còn chưa rõ nét; nội dung tham gia, góp ý còn chung chung, nể nang. Việc tiếp thu, giải quyết ý kiến sau khi góp ý bằng văn bản hoặc tại các hội nghị, cuộc tiếp xúc, đối thoại còn chậm, chưa xử lý dứt điểm…

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị khóa XI trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

 - Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Quy định, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của mỗi cấp ủy, chính quyền, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục phổ biến, đăng tải, phản ánh kết quả triển khai thực hiện tại địa phương, đơn vị. Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị.

 - Hàng năm, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức góp ý và tập hợp ý kiến góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 218-QĐ/TW phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình; phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền tổ chức đối thoại theo định kỳ đột xuất giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp với nhân dân.

 - Định kỳ 06 tháng, 01 năm Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp có trách nhiệm báo cáo kịp thời kết quả tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của nhân dân cho cấp ủy đảng, chính quyền. Thường xuyên theo dõi, giám sát việc tiếp thu và khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm của các địa phương, đơn vị đã được góp ý.

- UBND các cấp cần cân đối ngân sách, bố trí kinh phí để Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện nhiệm vụ góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quy định của Bộ Chính trị.

 - Thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Quy định của Bộ Chính trị ở các cấp, ngành, địa phương; từ đó chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, đảm bảo việc thực hiện Quy định của Bộ Chính trị có tính thống nhất, thường xuyên, liên tục.

                                                                             Văn Cương

Lượt xem: 182
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 001702374
  •  Đang online: 60
  •  Trong tuần: 28.658
  •  Trong tháng: 68.040
  •  Trong năm: 340.659