.
Ngọn nến sáng ấm giữa buôn In trang
29/11/2021 09:03 SA

“Người thầy giỏi giống như ngọn nến - cháy hết mình soi lối người đi” là câu nói nổi tiếng của vị Tổng thống đầu tiên nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ - ông Mustafa Kemal Atatürk. Với Liêng Hót Rô Tơ, cô giáo mầm non trải lòng: “Tôi rất thấm nhuần và tâm đắc câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống”. Tôi nghĩ, trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn có vai trò cực kỳ quan trọng trong xây dựng Đảng, nhất là xây dựng Đảng về tư tưởng và đạo đức”.

Cô giáo Rô Tơ tổ chức mô hình hoạt động xã hội cho trẻ
Cô giáo Rô Tơ tổ chức mô hình hoạt động xã hội cho trẻ

Khi chúng tôi có mặt tại huyện nghèo Đam Rông, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Lộc chia sẻ niềm vui: từ một huyện 70-80% hộ nghèo nay Đam Rông còn 5% hộ nghèo. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Âu Văn Nghị không giấu niềm vui và tự hào với tôi: “Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được phát động rộng rãi trong ngành giáo dục của huyện và có những kết quả tốt. Trong đó, cô giáo Rô Tơ là người dân tộc thiểu số, dạy học một vùng còn rất khó khăn trở thành tấm gương sáng là rất đáng quý và trân trọng. Thành tích của cô không chỉ là niềm khích lệ với cá nhân mà còn với tập thể nhà trường và trong ngành cũng như ngoài ngành”. 

 

• VƯƠN LÊN ĐỂ “HỒNG” VÀ “CHUYÊN” 

 

Điều tôi khâm phục và trân quý là từ một giáo viên chưa nhiều về thời gian dạy học nhưng bề dày thành tích của cô giáo Liêng Hót Rô Tơ: giải Nhì Hội thi “Nghiệp vụ sư phạm trẻ” cấp huyện năm học 2019 - 2020; giải Ba Hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp huyện năm học 2020 - 2021; Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh năm học 2020 - 2021. Rô Tơ là cá nhân nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”… Những thành tích xuất sắc của Liêng Hót Rô Tơ được trao tặng nhiều giấy khen của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn Lao động huyện, UBND huyện và đặc biệt là bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh...

 

Liêng Hót Rô Tơ sinh ngày 15 tháng 1 năm 1991, dân tộc Cil Cơ Ho. Sinh ra, lớn lên tại Thôn 4, xã Đạ Long, huyện Đam Rông, năm 2013, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm ngành Mầm non ở Đà Lạt, cô giáo Rô Tơ trở về tham gia dạy học trường của xã. Lúc đó, xã còn 27% hộ nghèo, có những thôn ánh điện lưới chưa về tới nơi… Sau một năm cưới chồng, Rô Tơ sắp xếp thời gian vừa dạy học vừa theo đuổi học đại học từ xa. Năm 2015, cô tốt nghiệp đại học Mầm non của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đó cũng là năm vợ chồng cô có cậu con trai đầu lòng, cháu Liêng Hót Mak Sel. Từ đây, cô giáo Liêng Hót Rô Tơ bồi đắp tri thức, niềm đam mê hạnh phúc được làm “mẹ” ở trường và làm mẹ ở nhà. Sự phấn đấu không ngừng giúp cô tiếp tục gặt hái “trái ngọt”: tháng 6/2016, vinh dự kết nạp Đảng. “Vừa hồng vừa chuyên” là nền tảng để tự tin và chủ động, để đặt mình vào môi trường làm việc bằng tâm huyết với nhu cầu tự thân. Cô nói với tôi: “Thông qua việc học tập và tu dưỡng của mình, tôi mong muốn tất cả mọi người dân dù già hay trẻ phải luôn nêu cao tinh thần tự học, không ngừng cố gắng, nỗ lực nâng cao năng lực để hoàn thiện bản thân. Mong muốn của tôi là góp phần nhỏ bé để ngành giáo dục vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng thu hẹp khoảng cách với thành thị”.

 

Cô Kon Yông K’Khét, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Đạ Long xác nhận: “Cô Liêng Hót Rô Tơ là đảng viên, giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công tác, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cô là giáo viên có năng lực và nhiều sáng tạo trong chuyên môn. Ở Rô Tơ, đáng biểu dương nữa là cô luôn xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp hòa đồng, thân thiện với học sinh và các phụ huynh học sinh”.

 

• CHUYẾN ĐÒ CHỞ ĐẦY TRÁCH NHIỆM, TÌNH THƯƠNG 

 

Gần 10 năm dạy học mầm non, cô giáo Liêng Hót Rô Tơ tích lũy nhiều vốn nghề quý giá. Từ việc tổ chức tốt các bữa ăn ở lớp, bố trí địa điểm nơi thoáng mát, sạch sẽ, dễ dàng vận chuyển thức ăn và quan sát trẻ ăn; việc vệ sinh cá nhân của trẻ; sắp xếp bàn ăn, bố trí ngồi ăn hợp lý. Việc rèn luyện cho trẻ các hành vi thói quen tốt trong ăn; việc chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ bằng câu chuyện cổ tích, bài hát nhẹ nhàng của cô hoặc mở băng... An toàn thực phẩm, vệ sinh nguồn nước, dinh dưỡng. Phương pháp đánh giá trẻ, theo dõi biểu đồ là cơ sở điều chỉnh kế hoạch, biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng. Để có những thông số về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc hành vi, kiến thức, kỹ năng là thông qua trò chuyện với trẻ trong các giờ học, giờ ăn, giờ ngủ, trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trẻ, trả trẻ… Muốn vậy, giáo viên thường xuyên tự học, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, trau dồi vốn sống và vốn nghề để thu hút trẻ… Đó còn là thường xuyên gần gũi trẻ, thăm các cháu có hoàn cảnh khó khăn, trò chuyện, động viên gia đình. Tích cực vận động, tuyên truyền đến phụ huynh công tác chăm sóc giáo dục trẻ; vận động xã hội hóa sẻ chia những gia đình đặc biệt khó khăn… Chăm sóc, nuôi dạy trẻ còn cần đến cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; môi trường lớp học thân thiện; kiểm tra, đẩy mạnh các phong trào thi đua; sự phối hợp hỗ trợ từ của gia đình và cộng đồng… Và nâng cao trình độ dân trí từ chính quyền địa phương…

 

Với học sinh dân tộc thiểu số, việc tăng cường tiếng Việt rất quan trọng. Thông qua các mô hình, cô Rô Tơ vừa ghi tiếng Việt vừa chú thích bằng tiếng Cơ Ho. Khi ở nhà, cô khuyến khích các mẹ giao tiếp nhiều với con bằng tiếng Việt, nhưng ở trường, cô dùng tiếng Cơ Ho để phát triển tiếng Việt cho trẻ. “Nào các con, đây là từ cái “gùi” nghĩa là “sơ”, cái gùi để đựng lúa; từ “gà” nghĩa là “ìar”, con gà ở nhà các con…”. Cứ thế, hình thức song ngữ mưa lâu thấm dần trong xây dựng trục liên tưởng thú vị học mà chơi, chơi mà học của con trẻ: con vịt (ada); con trâu (rơpu), cuốn sách (sră), mở sách (srăcih), cuốn sách màu đỏ (sră dàrơng pơrhê); bút mực (gai sơng)… “Qua biện pháp này tôi thường tổ chức cung cấp các từ mới, mẫu câu và cách diễn đạt cho trẻ”, cô Rô Tơ nói. Và ngoài việc tăng cường giao lưu giữa trẻ Cơ Ho với trẻ dân tộc Kinh, giáo viên tạo môi trường lớp học gần gũi với trẻ, thông qua góc địa phương bằng lựa chọn những đồ dùng, đặc trưng của địa phương, các nguyên vật liệu rời cho trẻ thực hành trải nghiệm... Cuộc sống xung quanh, hình ảnh gần gũi, sinh động màu sắc, giáo cụ trực quan sẽ kích thích trẻ tự tin tham gia hoạt động, hình thành vốn từ, cách diễn đạt ý, cụm từ mới cho trẻ. 

 

• TRÁI NGỌT TỪ GIEO MẦM

 

Nhưng thật không dễ đối với một vùng đất còn rất nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, nhận thức của phụ huynh việc đưa trẻ đến trường. Tôi nhớ mãi, vào năm 2015, chứng kiến 88 hộ dân xã Đạ Long dắt díu nhau đi bộ mấy chục km đến vùng lõi Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà lấn chiếm đất rừng dựng 35 chòi trên Tiểu khu 26 và 27 xã Đưng K’Nớh, huyện Lạc Dương. Sớm an cư để con em đồng bào được chăm sóc sức khỏe, được học hành, và phải bảo vệ được tài nguyên rừng là quyết tâm và quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng. Phải mấy năm tiếp xúc, đối thoại giúp bà con nhận thức đúng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp bà con yên tâm ổn định cuộc sống. Cả hệ thống chính trị tỉnh, huyện và xã vào cuộc bà con mới chịu về lại xã Đạ Long. Thương dân đấy, công lao lớn lắm!

 

Một xã phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin giữ được tỷ lệ rừng che phủ 76%, có 526 hộ nhận tiền từ nhận khoán quản lý, bảo vệ 11.729 ha rừng, nhưng còn khó về đời sống kinh tế. Một xã được Nhà nước hỗ trợ học sinh bán trú nhưng để đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng cho trẻ phụ huynh cần đóng thêm tiền… Dù đã về đích 15 tiêu chí nông thôn mới nhưng giáo dục vẫn gian nan dù nhiều năm qua, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, của ngành Giáo dục và nhà trường là rất lớn. Vẫn còn đó, “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”. Nhất là trẻ độ tuổi nhà trẻ, tỷ lệ huy động tăng dần theo năm học, đến nay đạt trên 52%. (Cô giáo Rô Tơ phụ trách trẻ 3 và 4 tuổi đã đạt 100% về tỷ lệ huy động). Năm 2019, xã Đạ Long có tỷ lệ hộ nghèo 22,43%, giảm 8,9% so với cuối năm 2018; trong lúc dân số tự nhiên tăng 13,9%; trẻ suy dinh dưỡng 15%. Năm 2020, hộ nghèo còn 15%, giảm 7,43%; dân số tự nhiên tăng 19%; trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi hơn 15%. Tháng 11/2021, hộ nghèo còn 10,25%, giảm 5,5%; dân số tự nhiên tăng 14,5% và trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 5 tuổi 18%. Kết thúc năm học 2020 - 2021, tỷ lệ suy dinh dưỡng chung toàn trường ở hai mặt cân nặng, chiều cao so đầu năm giảm 2,64% nhưng còn 4,16%. 

 

Sự nỗ lực của Trường Mầm non Đạ Long thật trân quý. Tỷ lệ huy động ngày càng tăng, chất lượng giáo dục nâng lên theo từng năm học. Năm học vừa qua, tỷ lệ bé chuyên cần đạt 94,3%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 98,8%; tỷ lệ bé khỏe, bé ngoan đạt 86,3%. Trẻ 5 tuổi nhiều năm đều huy động đạt 100% đến trường và hoàn thành chương trình mầm non. Ngôi trường bền bỉ theo đuổi mô hình “Ba kiểu mẫu” (Nuôi con khỏe, dạy con ngoan; Vườn rau của bé; Năm không ba sạch). Từ phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1, tháng 6 năm 2021 đạt chuẩn cấp độ 2. Một tập thể hiện có 2/2 cán bộ quản lý và 14/17 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn tốt nghiệp đại học. Ba năm học liên tiếp (2018 - 2019, 2019 - 2020 và 2020 - 2021) Trường Mầm non Đạ Long đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, được UBND tỉnh tặng hai bằng khen vào năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021…

 

Những “trái ngọt” bậc học đầu đời người là cơ sở để giáo dục xã vùng sâu vùng dân tộc thiểu số Đạ Long phát triển. Nhiều năm học gần đây, số học sinh tiểu học đến trường ngày càng cao, đến nay xấp xỉ 400 em. Quý là việc duy trì sĩ số luôn đạt 100%, lên lớp thẳng từ 95% trở lên và hoàn thành chương trình tiểu học luôn 100%. Ở bậc THCS dao động trên 160 đến gần 180 học sinh, duy trì sĩ số từ 94% nay đạt trên 99%, lên lớp thẳng từ 95% đến 97% và tốt nghiệp THCS luôn đạt 100%... 

 

• HỌC VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC HỒ LÀ YÊU NGHỀ MẾN TRẺ 

 

Nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, nay là Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Đam Rông, thầy Trần Phú Vinh nhận xét về cô giáo Liêng Hót Rô Tơ: “Trong 9 năm công tác tại đơn vị, cô luôn là một giáo viên tâm huyết với nghề, có nhiều sáng tạo trong công tác chuyên môn để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp được phân công phụ trách. Là một cô giáo luôn cố gắng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường và cấp huyện và trong năm học 2020 - 2021 đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt vừa rồi cô đã được Tỉnh ủy tặng Bằng khen có thành tích nổi bật trong việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016 - 2020”. 

 

Là đảng viên, cô giáo Rô Tơ tự kiểm điểm: “Điều tôi luôn quan tâm là cần tích cực tham gia xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, luôn giữ gìn phẩm chất, tư cách đạo đức cách mạng và phát huy tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên”. Lớn lên trong mái nhà có 5 anh em, chỉ mình Liêng Hót Rô Tơ may mắn được học hành đàng hoàng, người bố từ viên chức xã trưởng thành Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Long là tấm gương, cô nung nấu trăn trở phải làm gì thiết thực nhất để ươm mầm, nâng bước, chắp cánh cho thế hệ trẻ dân tộc thiểu số vươn lên. Cô đến trường bằng thân thiện, gần gũi, ân cần với trẻ. Tình thương yêu trẻ là cống hiến. 

 

Cô giáo Rô Tơ trải lòng: “Bác Hồ là một tấm gương sáng về tự học, Người từng căn dặn “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Câu nói của Bác đã nhắc nhở bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần học tập, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện năng lực chuyên môn cho bản thân. Làm người mẹ, tôi hiểu, sự hi sinh và cống hiến của người lớn để trẻ được phát triển toàn diện là niềm hạnh phúc nhất”. 

 

Bí thư Đảng ủy Lơ Mu Ha Poh nhận xét: “Trong những năm qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong Đảng bộ Đạ Long đạt nhiều kết quả bằng nhiều giải pháp linh hoạt, cụ thể, sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Với đảng viên Liêng Hót Rô Tơ là ví dụ điển hình. Đồng chí có chí cầu tiến, ham học hỏi, sống hòa nhã và gương mẫu trong việc thi hành điều lệ, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong công tác chuyên môn. Cuộc sống hàng ngày, gia đình đồng chí rất gương mẫu trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, làm ăn phát triển kinh tế gia đình khá, xây dựng gia đình hạnh phúc, làm gương cho dòng họ và bà con hàng xóm học theo”.

 

Đạ Long, xã cuối huyện nghèo, cách thành phố Đà Lạt gần 130 km, vùng sâu và xa. Đồng bào Cơ Ho chiếm đến 97%. Ở đó, dành tình yêu thương cho trẻ em ngành giáo dục luôn ý thức và cống hiến, trong đó có cô giáo mầm non Liêng Hót Rô Tơ trải lòng không biên giới. Giữa đại ngàn hùng vĩ, giữa lòng Mẹ Thiên nhiên bao dung, tấm lòng của cô giáo Cơ Ho ấy được chứng nhận của núi Yâu skar, núi Yang rlá, núi Yang ksưng, của suối Đà rcao, suối Dà liêng ú, suối Dà krong, suối Chiêng nơm và của đồng bào dấu yêu...

Theo nguồn: Báo Lâm Đồng

Khi chúng tôi có mặt tại huyện nghèo Đam Rông, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Văn Lộc chia sẻ niềm vui: từ một huyện 70-80% hộ nghèo nay Đam Rông còn 5% hộ nghèo. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Âu Văn Nghị không giấu niềm vui và tự hào với tôi: “Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được phát động rộng rãi trong ngành giáo dục của huyện và có những kết quả tốt. Trong đó, cô giáo Rô Tơ là người dân tộc thiểu số, dạy học một vùng còn rất khó khăn trở thành tấm gương sáng là rất đáng quý và trân trọng. Thành tích của cô không chỉ là niềm khích lệ với cá nhân mà còn với tập thể nhà trường và trong ngành cũng như ngoài ngành”. 

 

• VƯƠN LÊN ĐỂ “HỒNG” VÀ “CHUYÊN” 

 

Điều tôi khâm phục và trân quý là từ một giáo viên chưa nhiều về thời gian dạy học nhưng bề dày thành tích của cô giáo Liêng Hót Rô Tơ: giải Nhì Hội thi “Nghiệp vụ sư phạm trẻ” cấp huyện năm học 2019 - 2020; giải Ba Hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp huyện năm học 2020 - 2021; Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh năm học 2020 - 2021. Rô Tơ là cá nhân nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”… Những thành tích xuất sắc của Liêng Hót Rô Tơ được trao tặng nhiều giấy khen của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn Lao động huyện, UBND huyện và đặc biệt là bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh...

 

Liêng Hót Rô Tơ sinh ngày 15 tháng 1 năm 1991, dân tộc Cil Cơ Ho. Sinh ra, lớn lên tại Thôn 4, xã Đạ Long, huyện Đam Rông, năm 2013, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm ngành Mầm non ở Đà Lạt, cô giáo Rô Tơ trở về tham gia dạy học trường của xã. Lúc đó, xã còn 27% hộ nghèo, có những thôn ánh điện lưới chưa về tới nơi… Sau một năm cưới chồng, Rô Tơ sắp xếp thời gian vừa dạy học vừa theo đuổi học đại học từ xa. Năm 2015, cô tốt nghiệp đại học Mầm non của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đó cũng là năm vợ chồng cô có cậu con trai đầu lòng, cháu Liêng Hót Mak Sel. Từ đây, cô giáo Liêng Hót Rô Tơ bồi đắp tri thức, niềm đam mê hạnh phúc được làm “mẹ” ở trường và làm mẹ ở nhà. Sự phấn đấu không ngừng giúp cô tiếp tục gặt hái “trái ngọt”: tháng 6/2016, vinh dự kết nạp Đảng. “Vừa hồng vừa chuyên” là nền tảng để tự tin và chủ động, để đặt mình vào môi trường làm việc bằng tâm huyết với nhu cầu tự thân. Cô nói với tôi: “Thông qua việc học tập và tu dưỡng của mình, tôi mong muốn tất cả mọi người dân dù già hay trẻ phải luôn nêu cao tinh thần tự học, không ngừng cố gắng, nỗ lực nâng cao năng lực để hoàn thiện bản thân. Mong muốn của tôi là góp phần nhỏ bé để ngành giáo dục vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng thu hẹp khoảng cách với thành thị”.

 

Cô Kon Yông K’Khét, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Đạ Long xác nhận: “Cô Liêng Hót Rô Tơ là đảng viên, giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công tác, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cô là giáo viên có năng lực và nhiều sáng tạo trong chuyên môn. Ở Rô Tơ, đáng biểu dương nữa là cô luôn xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp hòa đồng, thân thiện với học sinh và các phụ huynh học sinh”.

 

• CHUYẾN ĐÒ CHỞ ĐẦY TRÁCH NHIỆM, TÌNH THƯƠNG 

 

Gần 10 năm dạy học mầm non, cô giáo Liêng Hót Rô Tơ tích lũy nhiều vốn nghề quý giá. Từ việc tổ chức tốt các bữa ăn ở lớp, bố trí địa điểm nơi thoáng mát, sạch sẽ, dễ dàng vận chuyển thức ăn và quan sát trẻ ăn; việc vệ sinh cá nhân của trẻ; sắp xếp bàn ăn, bố trí ngồi ăn hợp lý. Việc rèn luyện cho trẻ các hành vi thói quen tốt trong ăn; việc chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ bằng câu chuyện cổ tích, bài hát nhẹ nhàng của cô hoặc mở băng... An toàn thực phẩm, vệ sinh nguồn nước, dinh dưỡng. Phương pháp đánh giá trẻ, theo dõi biểu đồ là cơ sở điều chỉnh kế hoạch, biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng. Để có những thông số về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc hành vi, kiến thức, kỹ năng là thông qua trò chuyện với trẻ trong các giờ học, giờ ăn, giờ ngủ, trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trẻ, trả trẻ… Muốn vậy, giáo viên thường xuyên tự học, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, trau dồi vốn sống và vốn nghề để thu hút trẻ… Đó còn là thường xuyên gần gũi trẻ, thăm các cháu có hoàn cảnh khó khăn, trò chuyện, động viên gia đình. Tích cực vận động, tuyên truyền đến phụ huynh công tác chăm sóc giáo dục trẻ; vận động xã hội hóa sẻ chia những gia đình đặc biệt khó khăn… Chăm sóc, nuôi dạy trẻ còn cần đến cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; môi trường lớp học thân thiện; kiểm tra, đẩy mạnh các phong trào thi đua; sự phối hợp hỗ trợ từ của gia đình và cộng đồng… Và nâng cao trình độ dân trí từ chính quyền địa phương…

 

Với học sinh dân tộc thiểu số, việc tăng cường tiếng Việt rất quan trọng. Thông qua các mô hình, cô Rô Tơ vừa ghi tiếng Việt vừa chú thích bằng tiếng Cơ Ho. Khi ở nhà, cô khuyến khích các mẹ giao tiếp nhiều với con bằng tiếng Việt, nhưng ở trường, cô dùng tiếng Cơ Ho để phát triển tiếng Việt cho trẻ. “Nào các con, đây là từ cái “gùi” nghĩa là “sơ”, cái gùi để đựng lúa; từ “gà” nghĩa là “ìar”, con gà ở nhà các con…”. Cứ thế, hình thức song ngữ mưa lâu thấm dần trong xây dựng trục liên tưởng thú vị học mà chơi, chơi mà học của con trẻ: con vịt (ada); con trâu (rơpu), cuốn sách (sră), mở sách (srăcih), cuốn sách màu đỏ (sră dàrơng pơrhê); bút mực (gai sơng)… “Qua biện pháp này tôi thường tổ chức cung cấp các từ mới, mẫu câu và cách diễn đạt cho trẻ”, cô Rô Tơ nói. Và ngoài việc tăng cường giao lưu giữa trẻ Cơ Ho với trẻ dân tộc Kinh, giáo viên tạo môi trường lớp học gần gũi với trẻ, thông qua góc địa phương bằng lựa chọn những đồ dùng, đặc trưng của địa phương, các nguyên vật liệu rời cho trẻ thực hành trải nghiệm... Cuộc sống xung quanh, hình ảnh gần gũi, sinh động màu sắc, giáo cụ trực quan sẽ kích thích trẻ tự tin tham gia hoạt động, hình thành vốn từ, cách diễn đạt ý, cụm từ mới cho trẻ. 

 

• TRÁI NGỌT TỪ GIEO MẦM

 

Nhưng thật không dễ đối với một vùng đất còn rất nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, nhận thức của phụ huynh việc đưa trẻ đến trường. Tôi nhớ mãi, vào năm 2015, chứng kiến 88 hộ dân xã Đạ Long dắt díu nhau đi bộ mấy chục km đến vùng lõi Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà lấn chiếm đất rừng dựng 35 chòi trên Tiểu khu 26 và 27 xã Đưng K’Nớh, huyện Lạc Dương. Sớm an cư để con em đồng bào được chăm sóc sức khỏe, được học hành, và phải bảo vệ được tài nguyên rừng là quyết tâm và quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng. Phải mấy năm tiếp xúc, đối thoại giúp bà con nhận thức đúng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp bà con yên tâm ổn định cuộc sống. Cả hệ thống chính trị tỉnh, huyện và xã vào cuộc bà con mới chịu về lại xã Đạ Long. Thương dân đấy, công lao lớn lắm!

 

Một xã phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sêrêpốk, Vườn Quốc gia Chư Yang Sin giữ được tỷ lệ rừng che phủ 76%, có 526 hộ nhận tiền từ nhận khoán quản lý, bảo vệ 11.729 ha rừng, nhưng còn khó về đời sống kinh tế. Một xã được Nhà nước hỗ trợ học sinh bán trú nhưng để đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng cho trẻ phụ huynh cần đóng thêm tiền… Dù đã về đích 15 tiêu chí nông thôn mới nhưng giáo dục vẫn gian nan dù nhiều năm qua, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, của ngành Giáo dục và nhà trường là rất lớn. Vẫn còn đó, “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”. Nhất là trẻ độ tuổi nhà trẻ, tỷ lệ huy động tăng dần theo năm học, đến nay đạt trên 52%. (Cô giáo Rô Tơ phụ trách trẻ 3 và 4 tuổi đã đạt 100% về tỷ lệ huy động). Năm 2019, xã Đạ Long có tỷ lệ hộ nghèo 22,43%, giảm 8,9% so với cuối năm 2018; trong lúc dân số tự nhiên tăng 13,9%; trẻ suy dinh dưỡng 15%. Năm 2020, hộ nghèo còn 15%, giảm 7,43%; dân số tự nhiên tăng 19%; trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi hơn 15%. Tháng 11/2021, hộ nghèo còn 10,25%, giảm 5,5%; dân số tự nhiên tăng 14,5% và trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 5 tuổi 18%. Kết thúc năm học 2020 - 2021, tỷ lệ suy dinh dưỡng chung toàn trường ở hai mặt cân nặng, chiều cao so đầu năm giảm 2,64% nhưng còn 4,16%. 

 

Sự nỗ lực của Trường Mầm non Đạ Long thật trân quý. Tỷ lệ huy động ngày càng tăng, chất lượng giáo dục nâng lên theo từng năm học. Năm học vừa qua, tỷ lệ bé chuyên cần đạt 94,3%, riêng trẻ 5 tuổi đạt 98,8%; tỷ lệ bé khỏe, bé ngoan đạt 86,3%. Trẻ 5 tuổi nhiều năm đều huy động đạt 100% đến trường và hoàn thành chương trình mầm non. Ngôi trường bền bỉ theo đuổi mô hình “Ba kiểu mẫu” (Nuôi con khỏe, dạy con ngoan; Vườn rau của bé; Năm không ba sạch). Từ phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1, tháng 6 năm 2021 đạt chuẩn cấp độ 2. Một tập thể hiện có 2/2 cán bộ quản lý và 14/17 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn tốt nghiệp đại học. Ba năm học liên tiếp (2018 - 2019, 2019 - 2020 và 2020 - 2021) Trường Mầm non Đạ Long đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, được UBND tỉnh tặng hai bằng khen vào năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021…

 

Những “trái ngọt” bậc học đầu đời người là cơ sở để giáo dục xã vùng sâu vùng dân tộc thiểu số Đạ Long phát triển. Nhiều năm học gần đây, số học sinh tiểu học đến trường ngày càng cao, đến nay xấp xỉ 400 em. Quý là việc duy trì sĩ số luôn đạt 100%, lên lớp thẳng từ 95% trở lên và hoàn thành chương trình tiểu học luôn 100%. Ở bậc THCS dao động trên 160 đến gần 180 học sinh, duy trì sĩ số từ 94% nay đạt trên 99%, lên lớp thẳng từ 95% đến 97% và tốt nghiệp THCS luôn đạt 100%... 

 

• HỌC VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC HỒ LÀ YÊU NGHỀ MẾN TRẺ 

 

Nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, nay là Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Đam Rông, thầy Trần Phú Vinh nhận xét về cô giáo Liêng Hót Rô Tơ: “Trong 9 năm công tác tại đơn vị, cô luôn là một giáo viên tâm huyết với nghề, có nhiều sáng tạo trong công tác chuyên môn để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp được phân công phụ trách. Là một cô giáo luôn cố gắng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường và cấp huyện và trong năm học 2020 - 2021 đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt vừa rồi cô đã được Tỉnh ủy tặng Bằng khen có thành tích nổi bật trong việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016 - 2020”. 

 

Là đảng viên, cô giáo Rô Tơ tự kiểm điểm: “Điều tôi luôn quan tâm là cần tích cực tham gia xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, luôn giữ gìn phẩm chất, tư cách đạo đức cách mạng và phát huy tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên”. Lớn lên trong mái nhà có 5 anh em, chỉ mình Liêng Hót Rô Tơ may mắn được học hành đàng hoàng, người bố từ viên chức xã trưởng thành Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Long là tấm gương, cô nung nấu trăn trở phải làm gì thiết thực nhất để ươm mầm, nâng bước, chắp cánh cho thế hệ trẻ dân tộc thiểu số vươn lên. Cô đến trường bằng thân thiện, gần gũi, ân cần với trẻ. Tình thương yêu trẻ là cống hiến. 

 

Cô giáo Rô Tơ trải lòng: “Bác Hồ là một tấm gương sáng về tự học, Người từng căn dặn “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Câu nói của Bác đã nhắc nhở bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần học tập, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện năng lực chuyên môn cho bản thân. Làm người mẹ, tôi hiểu, sự hi sinh và cống hiến của người lớn để trẻ được phát triển toàn diện là niềm hạnh phúc nhất”. 

 

Bí thư Đảng ủy Lơ Mu Ha Poh nhận xét: “Trong những năm qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong Đảng bộ Đạ Long đạt nhiều kết quả bằng nhiều giải pháp linh hoạt, cụ thể, sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Với đảng viên Liêng Hót Rô Tơ là ví dụ điển hình. Đồng chí có chí cầu tiến, ham học hỏi, sống hòa nhã và gương mẫu trong việc thi hành điều lệ, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong công tác chuyên môn. Cuộc sống hàng ngày, gia đình đồng chí rất gương mẫu trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, làm ăn phát triển kinh tế gia đình khá, xây dựng gia đình hạnh phúc, làm gương cho dòng họ và bà con hàng xóm học theo”

Đạ Long, xã cuối huyện nghèo, cách thành phố Đà Lạt gần 130 km, vùng sâu và xa. Đồng bào Cơ Ho chiếm đến 97%. Ở đó, dành tình yêu thương cho trẻ em ngành giáo dục luôn ý thức và cống hiến, trong đó có cô giáo mầm non Liêng Hót Rô Tơ trải lòng không biên giới. Giữa đại ngàn hùng vĩ, giữa lòng Mẹ Thiên nhiên bao dung, tấm lòng của cô giáo Cơ Ho ấy được chứng nhận của núi Yâu skar, núi Yang rlá, núi Yang ksưng, của suối Đà rcao, suối Dà liêng ú, suối Dà krong, suối Chiêng nơm và của đồng bào dấu yêu...

Theo nguồn: Báo Lâm Đồng

Lượt xem: 884
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 002412005
  •  Đang online: 210
  •  Trong tuần: 19.175
  •  Trong tháng: 88.279
  •  Trong năm: 1.050.290