.
Lâm Đồng hoàn thành và hoàn thành vượt mức 14 chỉ tiêu năm 2023 In trang
12/01/2024 10:07 SA

Sáng 11/1, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình kinh tế - xã hội, thu ngân sách, đầu tư công toàn tỉnh năm 2023 và triển khai công tác năm 2024.

Đồng chí Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và đồng chí Võ Ngọc Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị
Đồng chí Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và đồng chí Võ Ngọc Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị

Các đồng chí: Trần Đình Văn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Võ Ngọc Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị trực tiếp và trực tuyến còn có lãnh đạo HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương trong toàn tỉnh.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2023, tổng sản phẩm trong nước (GRDP - giá  so sánh 2010) tăng 5,63%; quy mô GRDP theo giá hiện hành đạt 115.834,9 tỷ đồng (kế hoạch GRDP tăng 7,5-8,5%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5, 47% (kế hoạch tăng 4,5-5%); khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,15% (kế hoạch tăng 10,6-13,1%); khu vực dịch vụ tăng 5,79% (kế hoạch tăng 9,2-9,8%).

Cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 37,87% (kế hoạch chiếm 38,4-38,2%); ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 18,68% (kế hoạch chiếm 20,5-20,6%); ngành dịch vụ chiếm 38,42% (kế hoạch chiếm 41,1-41,2%). GRDP bình quân đầu người đạt 86,12 triệu đồng/người (kế hoạch đạt 83,4-84,5 triệu đồng/người).

Lãnh đạo HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ dự hội nghị
Lãnh đạo HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ dự hội nghị

 

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 35% GRDP (kế hoạch chiếm khoảng 35-36% GRDP); năng suất lao động bình quân tăng 10,9% so cùng kỳ (kế hoạch từ 6-7%); tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 929 triệu USD, tăng 4,8% so cùng kỳ (kế hoạch 929 triệu USD).

Về thu ngân sách nhà nước, năm 2023 đạt 13.100,491 tỷ đồng, bằng 90,3% dự toán địa phương (kế hoạch 14.500 tỷ đồng), bằng 97,8% so cùng kỳ; trong đó thu thuế, phí, lệ phí đạt 7.904,014 tỷ đồng, bằng 91,9% dự toán địa phương (kế hoạch 8.600 tỷ đồng), bằng 94,5% so cùng kỳ.

Một trong những điểm nổi bật đó là tổng lượt khách du lịch đạt 8,65 triệu lượt khách, đạt 101,8% kế hoạch, tăng 15,3% so cùng kỳ; trong đó khách qua đăng ký lưu trú đạt 6,7 triệu lượt, đạt 103,1% kế hoạch (kế hoạch 6,5 triệu lượt khách), tăng 21,8%; tổng lượt khách quốc tế đạt 400 ngàn lượt, đạt 160% kế hoạch (kế hoạch 250 ngàn lượt khách), tăng 167%. 

Về các chỉ tiêu xã hội, tỷ lệ lao động qua đào tạo 78,37% (kế hoạch 77%); trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ 22,73% (kế hoạch 22,4%); tỷ lệ thất nghiệp 0,53% (kế hoạch dưới 1,2%). Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 2,05%, tương ứng giảm 6.369 hộ (kế hoạch giảm từ 1-1,5%); trong đó, tỷ lệ nghèo đa chiều người đồng bào dân tộc thiểu số giảm 5,09%, tương ứng giảm 4.149 hộ (kế hoạch giảm từ 2,5-3%).

Bên cạnh đó, tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt 100% (kế hoạch đạt 100%); tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 9 bác sĩ/vạn dân (kế hoạch 8,3 bác sĩ/vạn dân); tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 21,5 giường bệnh/vạn dân (kế hoạch 20,8 giường bệnh/vạn dân); tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 92,5% (kế hoạch 92,5%).

Tính đến hết năm 2023, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 82,97% (kế hoạch 82,87%), tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi hoàn thành chương trình trung học phổ thông và tương đương 82,08% (kế hoạch 82%). Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 91,5% (kế hoạch 91,5%); 95% thôn, buôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa đạt (kế hoạch 95%); tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới đạt 99% (kế hoạch 99%); tỷ lệ phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị đạt 88,5% (kế hoạch 88,5%); tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa 98% (kế hoạch 98%).Các chỉ tiêu môi trường được ghi nhận với tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom và xử lý đạt 95,5% (kế hoạch 92%), vượt chỉ tiêu kế hoạch; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 88,89% (kế hoạch 90%); tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,5%, vượt chỉ tiêu kế hoạch (kế hoạch 93%); tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt 76% (kế hoạch 76%) và tỷ lệ che phủ rừng 54,5% (kế hoạch 55%). Chương trình xây dựng nông thôn mới có thêm 2 xã (xã Đạ Tông và xã Đạ M’Rông, huyện Đam Rông) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (kế hoạch có thêm 1 xã); 8 xã nông thôn mới nâng cao (kế hoạch có thêm 08 xã); 7 xã nông thôn mới kiểu mẫu (kế hoạch có thêm 4 xã).

Theo đánh giá của UBND tỉnh, với các kết quả đạt được nêu trên, năm 2023 Lâm Đồng hoàn thành và hoàn thành vượt mức 14/18 chỉ tiêu so với kế hoạch. Bên cạnh kết quả đạt được, UBND tỉnh cũng chỉ ra một số tồn tại bao gồm: Kinh tế duy trì tăng trưởng nhưng chưa thật sự ổn định và bền vững; mức tăng trưởng kinh tế năm 2023 đạt thấp hơn kế hoạch đề ra (chỉ đạt 5,63%); công nghiệp xây dựng tăng trưởng thấp. Thị trường bất động sản chưa phục hồi; hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do áp lực lạm phát, chi phí nguyên vật liệu tăng cao... 

Công tác thu ngân sách nhà nước năm 2023 gặp nhiều khó khăn (tổng thu ngân sách nhà nước bằng 90,3% dự toán địa phương, đặt biệt một số khoản thu chưa đạt mục tiêu đề ra như thu từ thuế, phí, lệ phí; thu từ nhà, đất. Giải ngân vốn đầu tư công tuy được chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm nhưng tiến độ giải ngân còn chậm và dự kiến chỉ đạt 90% kế hoạch. Công tác thu hút đầu tư, nhất là dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chuyển biến chậm. Các công trình trọng điểm tuy được quan tâm chỉ đạo thực hiện nhưng tiến độ chưa đảm bảo theo yêu cầu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.Quản lý, bảo vệ rừng tuy đã được chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, giảm về số vụ và diện tích rừng bị phá nhưng khối lượng lâm sản thiệt hại 1.402,5 m3, tăng 41,4 m3, tăng 3% so với cùng kỳ; tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn còn diễn ra, gây thiệt hại tài nguyên rừng. Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, khó dự báo, nhất là tình trạng mưa lớn, thiên tai, sạt lở đất gây thiệt hại về tài sản và tính mạng người dân và du khách... Qua đó, UBND tỉnh đề ra một số nhiệm vụ giải pháp năm 2024 đó là: Quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 06/12/2023 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2024; Nghị quyết số 228/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và Quyết định số 2526/QĐ-UBND ngày 15/12/2023 của UBND tỉnh theo đúng tiến độ và đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Các sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công khẩn trương xây dựng, ban hành kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương mình ngay từ đầu năm 2024.

https://baolamdong.vn/

 

Lượt xem: 152
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 002420230
  •  Đang online: 52
  •  Trong tuần: 27.400
  •  Trong tháng: 96.504
  •  Trong năm: 1.058.515